Sau một thời gian sử dụng, bề mặt gỗ nội thất và lớp đánh bóng bên ngoài sẽ mờ dần, lộ ra những vết xước rất mất thẩm mĩ. Với những gợi ý thật đơn giản, bài viết sẽ giúp bạn nằm được những phương pháp xử lý chúng thật nhanh chóng và hiệu quả.
Mẹo
Mỗi sản phẩm gỗ lại có thêm nhiều khả năng bị ma sát và chịu ảnh hưởng mỗi ngày, lớp bề mặt sẽ không còn được sáng rõ, lớp véc ni ngả màu từ cánh gián sang nâu, một số vết xước trở nên thật rõ ràng…
Adr sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số cách thức khôi phục lại một phần vẻ đẹp ban đầu của nội thật gỗ.
Cách 1: Đối với đồ gỗ đánh véc-ni
Để những sản phẩm đồ gỗ trở nên bóng đẹp, có màu sắc đầy sức sống, người ta thường đánh lên bề mặt chúng một lớp véc-ni.
Sau thời gian dài sử dụng và không chăm chú lau chùi, chăm sóc. Lớp véc-ni sẽ mờ không còn trơn bóng. Khi đó bạn lấy một chiếc giẻ mềm, thấm ướt sữa, bia hoặc kể cả paraffine để lau lên bề mặt. Cách nào cũng có tác dụng tương đương nhau, tuy nhiên khi dùng sữa bạn nên lau kĩ ở lần cuối, tránh hấp dẫn côn trùng.
Cách 2: Đối với đồ gỗ không đánh véc-ni
– Pha hỗn hợp đặc biệt với muối (g) + thuốc tẩy (g) + nước (ml) theo tỉ lệ 10:100:1000.
Ví dụ: 10g muối sẽ được pha với 100g thuốc tẩy cùng 1L nước sạch.
Quét dung dịch lên bề mặt và đợi một lát cho ngấm, sau đó lau rửa thật sạch lại.
– Dùng giấm pha với nước theo tỉ lệ 1:3, dùng khăn chấm nhẹ lên mặt ghế. Sau đó dùng chiếc khăn khác chấm nước trà đặc để lau lại. Đồ gỗ sẽ trở nên sáng bóng hơn rất nhiều.
***
Ngoài ra còn một số lưu ý về cách bảo quản gỗ mà bạn đọc cũng nên biết:
– Khi lau gỗ không dùng vải, giẻ cứng, tránh làm xước bề mặt
– Khi đồ gỗ bị nứt, dùng mạt gỗ mịn trộn keo pha lỏng đã chưng cách thủy bôi thẳng vào rãnh nứt.
– Tránh khu vực nắng quá gắt tránh làm cong vênh gỗ