Không khí sắp đón Tết tràn ngập khắp nơi nơi, gia đình nào cũng rộn ràng chuẩn bị nhà cửa, mua sắm đồ dùng, thực phẩm, quà tặng. Trong đó, việc rất quan trọng là dọn dẹp và trang trí bàn thờ gia tiên. Sau đây chúng ta cùng tham khảo cách trang trí bàn thờ ngày Tết đẹp nhé!
Nội dung chính
1. Bao sái bàn thờ Tết Kỷ Hợi 2019 như thế nào?
1.1. Dọn dẹp bàn thờ gia tiên ngày Tết
Tết đến xuân về việc đầu tiên mà các gia đình chú ý là dọn dẹp bàn thờ gia tiên để chuẩn bị bày mâm ngũ quả, thắp hương cúng tổ tiên. Theo phong tục tập quán của của miền Nam, việc làm này thể hiện lòng thành kính, biết ơn với những người sinh thành, dưỡng dục, hoặc thờ các vị quan, thần.
Dọn dẹp bàn thờ ngày Tết – nét văn hóa người Việt (Nguồn: qtv.vn)
Người bao sái bàn thờ trước hết phải tắm rửa sạch sẽ, ăn mặc chỉn chu, điều này để tránh phạm phải sự thất lễ với người trên. Không tự ý dịch chuyển bát hương, ảnh thờ khi chưa có lễ cúng bái cẩn thận, vì gia tiên đã an vị. Nước bao sái thường sử dụng 5 loại thảo dược gồm hồi, quế, đinh hương, bạch đàn, gỗ.
Bạn đun sôi thảo dược với nước sạch rồi dùng lau rửa bàn thờ, đồ cúng. Nhiều người còn dùng nước hoa cúng xức một chút vào không khí để tạo mùi thơm thoang thoảng. Hoặc dùng hũ nến thơm hình búp sen thắp sáng và có hương thơm nhẹ. Việc bao sái phải làm cẩn thận, tránh đổ vỡ đồ dùng thành kính.
Chuẩn bị bàn thờ ngày Tết, mọi người thường dọn dẹp bàn thờ kỹ hơn thường ngày, bày trí nhiều món khác để dâng lên trên. Sau đó tiến đến việc rút sạch chân hương, không che mắt thần linh thì sẽ phù trợ con cháu. Lau dọn xong thì đặt đồ thờ lại vị trí cũ, người dọn nên đốt tiền vàng hơ 4 phía, thắp 3 nén hương cúng vái về xin phép được bao sái.
Dọn dẹp cẩn thận và tránh bị đổ vỡ những đồ thờ cúng (Nguồn: baomoi.com)
1.2. Cách bày bàn thờ tổ tiên ngày Tết
Cách trang trí bàn thờ ngày Tết đẹp cần phải biết cách, đa phần là các bà, các mẹ thực hiện, nếu sắp xếp sai sẽ bị quở trách. Vị trí thì mỗi vùng sẽ có tập tục khác nhau, thờ phụng gia tiên và các vị quan, thần không giống nhau. Vị trí cao nhất, chính giữa là nơi để bài vị ghi tên người được thờ cúng.
Thường các gia đình quy một nơi thờ tự lớn nên sẽ cúng nhiều vị gia tiên, thần linh, sắp xếp vị trí theo vai vế lớn đến nhỏ từ giữa ra ngoài. Ảnh thờ được đặt lùi vào bên trong, chính giữa cạnh bài vị. Trước bài vị bày lư hương bền đẹp, mang ý nghĩa tâm linh, kích cỡ vừa với khung bàn thờ. Có 2 ngọn đèn dầu hoặc nến đốt trên bàn để thắp. Bạn nên chọn nến thơm loại tốt nhất đặt trên bàn thờ.
Cách bày biện bàn thờ tổ tiên của các gia đình Việt (Nguồn: baomoi.com)
Cách trang trí bàn thờ ngày Tết đẹp là 2 bên trái phải sẽ bố trí bình hương, lọ hoa, đế đèn, bộ ấm tích, mâm bồng, đĩa tiền xu đồng. Ngoài ra, nhiều gia đình còn chuẩn bị thêm các đồ thờ tự khác: song hạc, đỉnh đồng, chân đèn. Hương thắp tùy vào từng nhà như gương vòng, hương nén, hương sào, bạn nên chọn loại nhang trầm hương thơm dịu nhẹ.
Hoa cắm trong bình, chọn loài hoa thể hiện ý nghĩa mong cầu của gia chủ, bạn có thể cắm hoa lay ơn, hoa đào hoặc cành mai nhỏ. Hoa này có hương thơm nhẹ, trừ sát khí, mang lại bình an, may mắn cho gia đình. Mâm ngũ quả bày đủ 5 loại quả ý nghĩa đầy đủ với ước mong năm mới an khang, thịnh vượng. Bánh chưng theo cặp bày trên đĩa đặt ngay ngắn trên bàn thờ.
Trong gian thờ, nhiều gia đình còn lựa chọn các loại tranh phong thủy đẹp và ý nghĩa để treo tường với mong muốn mong năm mới an lành, ấm no.
Bàn thờ được bày trí và sắp xếp theo truyền thống của người Việt (Nguồn: laodong.vn)
1.3. Mâm ngũ quả ngày Tết
Tùy theo phong tục tập quán mỗi vùng miền mà mỗi gia đình sẽ lựa loại hoa quả, trái cây tươi lâu có ý nghĩa riêng phù hợp với mong cầu và đủ 5 loại quả có màu sắc rực rỡ khác nhau. Ngũ quả thể hiện thành quả sau một năm làm việc miệt mài và hy vọng năm mới no đủ, sung túc, hạnh phúc, bình an, vui vẻ.
Mâm ngũ quả ở miền Bắc thì thường có 5 loại quả là bưởi, chuối, quýt, đào, hồng. Nải chuối đặt bên dưới để đỡ, các quả nhỏ hơn xếp lần lượt lên trên sao cho mặt hướng bên ngoài thật đẹp mắt.
Mâm ngũ quả ở miền Trung người ta hay bày 5 loại quả là mãng cầu, đu đủ, xoài, dừa, sung, chuối. Nải chuối xanh to, đều quả đặt bên dưới trọn được chiếc đĩa lớn, bên trên xếp lần lượt các loại quả còn lại đứng lên, quay mặt đẹp ra phía ngoài.
Mâm ngũ quả ở miền Nam có 5 loại quả thường được đặt là dừa, mãng cầu, đu đủ, xoài, sung. Đúng với ý nghĩa của người dân cầu sung vừa đủ xài hoặc loại dứa thơm thể hiện sự vững vàng, dưa hấu thể hiện sự may mắn.
Bày mâm ngũ quả ngày Tết đúng cách (Nguồn: kientrucnha.net)
1.4 Mâm cúng ngày Tết gồm những gì?
Mâm cơm cúng là công việc cần chuẩn bị trong những ngày sát Tết, giao thừa và 3 ngày Tết đặt lên bàn thờ cúng gia tiên, các vị thần thánh. Đây được coi là nghi thức thể hiện lòng hiếu thảo, biết ơn với đấng sinh thành, bề trên luôn phù trợ, che chở. Đồng thời mời ông bà về nhà ngự thăm con cháu, cùng đón Tết Nguyên Đán.
Ở miền Bắc, mâm cơm bao gồm cơm trắng, đĩa xôi gấc, giò chả, thịt gà luộc, đĩa rau xào, bánh chưng, bát canh,nem rán, cút rượu, bát đũa. Các món ăn nấu vừa chín, tươi ngon, không được ăn trước, khi bày mâm xong thì gia chủ làm bài cúng mời ông bà về dùng cơm.
Mâm cơm cúng ngày Tết đầy đủ các món ăn truyền thống miền Bắc (Nguồn: qtv.vn)
Ở miền Trung thì mâm cơm có xôi vò, gà luộc, rau xào, đĩa cá kho, canh xương, bánh chưng, cơm trắng, bát đũa. Gia chủ khi bày mâm chú ý để đồ sạch sẽ, không thử món ăn trước, khi dâng cơm làm bài cúng mời gia tiên về ngự.
Các món ăn trong mâm cỗ miền Trung rất giản dị (Nguồn: chudu24.com)
Ở miền Nam thì mâm cơm cúng có thịt kho tàu hoặc cá lóc kho, rau xào, cơm trắng, bát canh, cút rượu, bát đũa. Người miền trong thường không bày mâm cao cỗ đầy, họ quan niệm chỉ cần lòng thành kính dâng lên để gia tiên hiểu.
Mâm cơm ngày Tết ở miền Nam không thể thiếu món thịt kho (Nguồn: hoahoctro.vn)
1.5. Những lưu ý khi bày biện bàn thờ Tết Nguyên Đán
Việc dọn dẹp, bày biện bàn thờ gia tiên vào dịp Tết Nguyên Đán được các gia đình chuẩn bị từ ngày 23 tháng chạp, mọi món đồ đều đầy đủ sẵn sàng. Khi bày bàn thờ, gia chủ cần lưu ý mua và chuẩn bị đồ vật cúng cẩn thận, không phạm điều tối kỵ, thắp nén hương xin phép bao sái.
Lau rửa bàn thờ phải dùng nước nấu ngũ vị cho sạch sẽ, nếu có thờ bài vị thần Phật thì cần lau trước để tránh mạo phạm. Lau rửa theo chức vị từ lớn đến nhỏ, xê dịch vị trí linh vị và ảnh thì cần phải cúng xin phép mới được làm. Rút chân hương nhẹ nhàng, dùng thìa nhỏ múc tro từ từ ra ngoài chứ không được trút đổ, chọn chổi quét bàn thờ lông mềm lau sạch.
Khi bát hương khô ráo, bạn đốt 7 tờ tiền vàng hơ 4 phía quanh bàn thờ và 3 tờ tiền vàng hơ xung quanh bát hương. Bày biện cẩn thận không được làm đổ vỡ sẽ phạm húy. Vị trí các món đồ sắp xếp đúng thứ tự phù hợp, không đặt linh tinh theo ý thích và tùy vào đặc trưng phong tục của từng vùng.
Thông thường bát hương vẫn đặt ở vị trí chính giữa, mâm ngũ quả to đặt một bên, cút rượu đầy, đĩa trầu cau đặt cùng phía. Đèn thắp sáng trang trí bàn thờ chọn loại vừa vặn. Các chén rượu trắng thường đặt phía trước bát hương, chọn số lẻ. Bình hoa cắm đặt bên trái chọn số bông lẻ như 3, 5 bông hoa. Bánh chưng đặt theo cặp đôi đặt vào đĩa vừa vặn để gọn một bên.
Mâm cúng thì bày biện cẩn thận, có thể kê bàn riêng phía dưới đằng trước. Khi bày biện, gia chủ nên ăn mặc chỉnh tề, tắm rửa sạch sẽ và thắp hương khấn theo lòng thành. Trong khu thờ linh thiêng không sử dụng lời nói, hành động không lịch sự, sắp xếp đồ đạc trong phòng gọn gàng, không rườm rà, bẩn thỉu.
Những lưu ý khi dọn dẹp và bày bàn thờ ngày Tết (Nguồn: ducdongbaolong.vn)
2. Cách cắm hoa bàn thờ Tết rước tài lộc vào nhà
2.1. Hoa hồng
Hoa hồng là loài hoa được yêu thích và sử dụng phổ biến đặt trên bàn thờ dịp Tết. Mọi người thường chọn hoa hồng đỏ, hồng nhung, hồng đậm với ý nghĩa mang lại bình an, may mắn, tài lộc đến với các thành viên trong gia đình.
Cắm hoa hồng trang trọng cho ngày Tết (Nguồn: cachlammoi.com)
2.2. Hoa đào
Hoa đào chọn cành nhỏ cắm lục bình bày trên bàn thờ tổ tiên được nhiều gia đình lựa chọn. Hoa đào mang ý nghĩa xua đuổi tà khí, vận xui khỏi nhà, thu hút cát khí, hạnh phúc, bình an, tài lộc đến với các thành viên của gia đình. Tạo nguồn năng lượng dồi dào, tinh thần phấn chấn, sức khỏe tràn đầy.
Mua hoa đào đặt lên trên bàn thờ ngày Tết (Nguồn: afamily.vn)
2.3. Hoa mai
Nhiều người cắm hoa bàn thờ Tết là hoa mai với ý muốn sang năm gia đình sẽ khởi sắc về công việc làm ăn, nhanh chóng giàu sang, phú quý. Gia đình sẽ thêm niềm vui mới, hạnh phúc, vui vẻ, quây quần bên nhau.
Hoa mai không thể thiếu trong ngày Tết (Nguồn: hoatuoi360.com)
2.4. Hoa cúc
Hoa cúc vào ngày Tết với ý nghĩa sẽ tăng thêm phúc lộc vào nhà, mang theo các niềm vui lớn, may mắn cho các thành viên gia đình. Cắm bình hoa cúc giúp ổn định phúc khí, thể hiện lòng hiếu thảo, thành kính với bề trên.
Cầu mong may mắn, tài lộc và sức khỏe với hoa cúc ngày Tết (Nguồn: baomoi.com)
2.5. Hoa huệ
Hoa huệ tượng trưng cho đủ đầy, sung túc, gia đình bày lọ hoa này trên bàn gia tiên với lòng biết ơn, kính trọng. Cầu mong một năm mới được ông bà, thần linh phù trợ cuộc sống bình an, hạnh phúc.
Hoa huệ thích hợp để bày trên bàn thờ gia tiên vào ngày Tết (Nguồn: dienmayxanh.com)
2.6. Hoa thược dược
Vẻ đẹp gần gũi, gợi nhớ Tết sum vầy của loài hoa thược dược luôn được nhiều gia đình chọn lựa cắm trên bàn thờ. Nhìn vào lọ hoa khiến người ta có cảm giác thư thái, nhẹ nhõm, thêm yêu thương những người bên cạnh.
Hoa thược dược mang ý nghĩa gắn kết tình cảm gia đình (Nguồn: tronghoa.vn)
2.7. Hoa đồng tiền
Loài hoa này mang theo sự may mắn, hút cát khí vào trong nhà, giúp gia chủ làm ăn phát đạt, tấn tài tấn lộc, gia đình hạnh phúc, một đời bình an. Vì thế hoa đồng tiền mang theo may mắn được các gia đình lựa chọn nhiều vào dịp Tết.
Hoa đồng tiền tượng trưng cho sự may mắn trong năm mới (Nguồn: hatgionghoa.vn)
2.8. Hoa lay ơn
Hoa lay ơn chưng bàn thờ ngày Tết theo phong thủy có tác dụng trừ ma tà, xua đuổi vận xui đeo bám, thu hút điều tốt lành đến cho gia chủ. Cắm bình hoa lay ơn trong nhà trợ giúp gia đình luôn vui vẻ, hòa thuận, công việc thuận lợi, con cái ngoan ngoãn, hiền lành.
Bày hoa lay ơn trên bàn thờ ngày Tết (Nguồn: baomoi.com)
2.9. Hoa lan
Loài hoa này đặt trên bàn thờ với ý nghĩa thể hiện lòng thành kính, tôn trọng và biết ơn của con cháu đối với bề trên. Hoa lan biểu trưng cho sự sang trọng, mong năm mới luôn yên vui, nhiều tài lộc gõ cửa, vạn sự như ý.
Hoa lan thể hiện sự sang trọng và rất phù hợp để trang trí dịp Tết (Nguồn: hoalantoday.com)
2.10. Hoa tầm xuân
Loài hoa này mang ý nghĩa rước tài lộc, vận may, đủ đầy đến với các thành viên gia đình trong năm mới. Vì vậy, bình hoa tầm xuân này được nhiều gia đình yêu thích bày trí trên bàn thờ vào ngày Tết.
Cắm nụ hoa tầm xuân đặt lên bàn thờ ngày Tết (Nguồn: baobacgiang.com.vn)
Vào dịp Tết chắc hẳn các gia đình sẽ muốn tìm món quà tặng người thân trong gia đình hoặc bức tranh treo trong khu thờ phải không? Các sản phẩm tranh phong thủy mang nhiều ý nghĩa tốt lành được bán trên Adr với mức giá ưu đãi. Ví dụ tranh màu nước đẹp theo phong thủy. Nếu có nhu cầu, bạn ghé qua và lựa chọn cho gia đình sản phẩm ưng ý nhé. Đừng quên bày bàn thờ giỏ quà Tết giá tốt tại Adr mang ý nghĩa sung túc quanh năm.
Như vậy, bài viết trên DANHGIANEM đã gửi tới các bạn các cách trang trí bàn thờ ngày Tết đẹp để tham khảo rồi nhé. Mong rằng những chia sẻ chân thành này sẽ được bạn áp dụng hiệu quả trong những dịp Tết Nguyên Đán năm 2019 này.